Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

Bí kíp thú nhận ngoại tình tránh tan vỡ gia đình

Trong hôn nhân, Thú nhận ngoại tình là điều cần thiết nhưng không hề đơn giản. Theo books thì thú nhận cần phải có sự can đảm rất lớn mới có thể đối diện với chuyện này. Hành động này khó khăn với cả hai phía: người thú nhận và người tiếp nhận.

Bạn cảm thấy rất sợ hãi và lo lắng khi thú nhận ngoại tình sẽ làm tổn thương người bạn đời nhưng cảm giác tội lỗi và giữ kín bí mật mãi trong lòng cũng có thể “phá hủy” con người bạn. Không ai muốn người bạn đời phải chịu đau khổ từ sự thiếu chung thủy của mình mà ra nhưng có lẽ hành động thú nhận là việc làm được khuyến khích vì chỉ có thành thật mới giúp bạn phần nào lấy lại được niềm tin, được tha thứ và là điều kiện tốt nhất để hàn gắn mối quan hệ đang trên bờ vực của sự đổ vỡ.


Khi bạn đã muốn thú nhận hành vi ngoại tình sai trái của mình, dưới đây là một vài nguyên tắc mà bạn cần phải làm theo:

Đừng lấy lí do

Một khi bạn đã lừa dối trong hanh phuc gia dinh, nghĩa là bạn đã sai và đừng lấy lí do, đừng dùng bất cứ nguyên nhân nào để bao biện cho hành vi sai trái đó của mình. Bởi vì dù bạn có nói thế nào cũng không thể phủ nhận rằng bạn đã sai, bạn có lỗi với người bạn đời. Khi vừa bắt đầu thú nhận, bạn đã vội tìm cách ngụy biện cho chính mình sẽ chỉ khiến đối phương thấy bạn không chân thành thừa nhận cái sai và điều đó càng làm họ khó tha thứ.

Vì vậy, hãy nói thẳng mà không đổ lỗi cho hoàn cảnh, thời điểm hoặc bất cứ nguyên nhân nào khác dẫn tới sự thiếu chung thủy của bạn. Sự thẳng thắn này của bạn sẽ được đánh giá cao hơn là vừa mở lời đã bày ra hàng tá lí do.

Không nên chọn ngày đặc biệt để thú nhận

Thú nhận việc không chung thủy vào ngày sinh nhật, kỉ niệm hay những ngày đặc biệt của hai vợ chồng là một ý tưởng tồi tệ, vô cùng tồi tệ. Bạn không hề khiến đối phương sẵn sàng tha thứ mà còn ngay lập tức tiếp thêm đau đớn cho người bạn đời của mình. Nó sẽ trở thành một kỉ niệm ám ảnh họ vào tất cả những ngày đó của các năm sau.

Thay vào đó, bạn nên thú nhận chuyện ngoại tình vào một thời điểm mà bạn biết đối phương đang ở tâm trạng dễ tiếp thu nhất, khi ấy hãy mở lời. Hãy nhớ rằng, lời thú nhận của bạn có thể dẫn đến ly hôn, chia tay hoặc trạng thái phẫn uất từ người bạn đời, vì thế cần cân nhắc thật kĩ thời điểm thú nhận để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Hãy lựa những thời điểm mà cuộc sống ít áp lực nhất với người bạn đời của mình về mọi mặt, công việc, gia đình, con cái… họ đang có tư tưởng thoải mái nhất để nói chuyện nghiêm túc về sai lầm của mình.




Đừng đòi hỏi sự cảm thông ngay lập tức

Khi bạn có ý định thú nhận chuyện ngoại tình, đừng nghĩ về bản thân mình trước mà hãy nghĩ về đối phương, nỗi đau mà họ phải tiếp nhận. Đừng đặt mình ở vị trí trung tâm. Bạn có thể cảm thấy nhẹ nhõm khi nói ra sự thật nhưng nó là một cú đánh lớn vào tinh thần của người bạn đời. Vì vậy, không nên mong đợi phản ứng tha thứ, cảm thông, thương hại ngay lập tức từ phía người mà bạn đã từng phản bội họ.

Hãy cho đối tác thời gian để đối phó với nỗi đau của mình. Đừng thất vọng hay tỏ ra khó chịu khi đối phương chưa thể ngay lập tức niềm nở và coi như chưa từng có chuyện gì xảy ra được. Một số người có suy nghĩ: “Tại sao em/anh lại ích kỉ như thế, tôi đã hối hận, đã thừa nhận tất cả sao em/anh lại cứ mãi giữ bộ mặt và sự khó chịu như vậy cơ chứ?”.

Chính bạn là người tạo ra sai lầm này, chính bạn đang làm đau đối phương chứ không phải họ. Vì thế, nếu bạn nhận về một vài lời nói cay đắng, một vài sự đối xử chưa mềm mại, hãy chấp nhận bởi vì người kia còn đau hơn bạn gấp trăm lần. Sự tha thứ cần có thời gian, bạn đời của bạn không phải thánh thần để ngọt ngào với bạn ngay sau khi biết mình bị phản bội.

Đừng thú nhận khi bạn chưa chắc chắn về hành động của mình

Thú nhận là điều cần thiết khi bạn biết chắc chắn mình đang sai lầm, bạn chắc chắn sẽ dừng mối quan hệ sai trái đó lại và muốn quay về bên người bạn đời.

Sẽ thật là tồi tệ nếu bạn đang ngoại tình, còn chưa muốn dứt khỏi bồ nhưng lại nghĩ sẽ về nhà thú nhận với chồng/vợ của mình về hành vi đó. Bạn phải có quyết định dứt khoát và chắc chắn mình sẽ không lặp lại sai lầm đó thêm nữa thì hãy nghĩ tới việc thú nhận.

Đầu tiên, hãy nói chuyện với chính mình về lí do vì sao bạn muốn thú nhận và bạn đã sẵn sàng thú nhận hay chưa. Chỉ khi luơng tâm của bạn rõ ràng, bạn mới có thể đối diện với chuyện này.

Không ép buộc người bạn đời phải theo quyết định của bạn

Việc Thú nhận có thể giúp bạn lấy lại niềm tin, gia đình được giữ vững nhưng nó cũng có thể là dấu chấm hết khi người bạn đời quyết định từ bỏ bạn vì cho rằng bạn không xứng đáng. Đừng căm hận hay đừng ép buộc họ phải làm theo quyết định của bạn chỉ vì bạn nghĩ mình thú nhận là có quyền như vậy.

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2016

Lợi ích khi trẻ ngủ chung giường với cha mẹ

Cha mẹ thường để trẻ ngủ riêng một phòng và đã bỏ qua lợi ích khi trẻ ngủ cùng giường. Vậy những lợi ích đó là gì?

1. Trẻ ngủ chung sau lớn sẽ tự tin hơn

Nhiều người cho rằng trẻ bị tách riêng khỏi cha mẹ từ bé sẽ giúp con tự tin. Tuy nhiên có lẽ không phải. Trang Healthychild cho biết, các nghiên cứu đã chứng minh "những bé trai được ngủ chung với cha mẹ từ lúc sinh đến khi 5 tuổi thì khi lớn sẽ tự tin hơn và ít gặp các vấn đề về hành vi.

Tiến sĩ C.Joanne Crawford tin rằng việc ngủ chung có liên quan đến sự tự tin của trẻ là do những em bé này nhận thức rõ ràng được rằng cha mẹ luôn ở bên mình, không phải trải nghiệm cảm giác lo lắng, hoang mang khi bị tách riêng ngay từ nhỏ. Tình cảm nhận được từ bố mẹ đầy đủ sẽ khiến con không có nhu cầu nhõng nhẽo, gây sự chú ý thêm hay cảm thấy yếu đuối, lo lắng khi không có bố mẹ ở bên.



2. Trẻ biết yêu thương và tình cảm hơn

Theo Healthy Child, các nghiên cứu tương tự (tiến hành bởi tiến sĩ RJ Lewis và LH Janda) cũng phát hiện ra rằng những bé gái được ngủ chung với cha mẹ suốt thời thơ ấu ít gặp phải các khó chịu về cảm xúc, luôn luôn vui vẻ và cảm thấy hài lòng về cuộc sống khi lớn lên.

Nói cách khác, những em bé được ngủ chung thường cởi mở hơn với mọi người, biết yêu thương và tình cảm hơn trong cuộc sống sau này.

3. Ứng xử tốt hơn trong trường học

Chuyên gia nhi khoa, TS. William Sears lý giải rằng, những nghiên cứu kéo dài suốt 30 năm ở rất nhiều các gia đình cho thấy những em bé ngủ chung với bố mẹ khi lớn nhận được lời khen ngợi từ giáo viên và điểm hạnh kiểm, hành vi ứng xử luôn cao hơn những em bé ngủ riêng từ nhỏ.

4. Sớm hình thành ý thức tự lập hơn

Nhiều người tranh luận rằng trẻ ngủ chung với bố mẹ sẽ dễ trở thành những em bé phụ thuộc, không tự lập. Tuy nhiên, Trung tâm nghiên cứu hành vi ngủ của mẹ và bé thuộc Đại học Notre Dame lại phát hiện ra rằng ngủ chung giúp kích tích sự tự lập ở trẻ nhỏ.



5. Lớn nhanh hơn

Trong suốt hơn 30 năm nghiên cứu, quan sát các gia đình có bố mẹ và con cái ngủ chung giường, các nhà khoa học đã thấy rằng, trẻ ngủ chung với bố mje phát triển nhanh hơn, không chỉ cao lớn mà còn phát triển tối ưu về cảm xúc, trí tuệ, thể lực. Có thể chính những vuốt ve trẻ được nhận thêm khi ngủ với cha mẹ đã kích thích tăng trưởng. Chưa kể, việc được bú mẹ khi ngủ chung cũng giúp trẻ lớn nhanh hơn.

6. Ngủ ngon hơn

Những em bé ngủ chung với bố mẹ được chứng minh là ngủ nhanh hơn, thời gian ngủ lâu hơn và chất lượng giấc ngủ tốt hơn nhiều so với những em bé ngủ riêng.

7. Hạnh phúc hơn, ít những cơn tức giận

Đại học Notre Dame cũng đã tiến hành phân tích và xác nhận kết quả từ một nghiên cứu được thực hiện bởi tiến sĩ P. Heron. Về cơ bản, họ đi đến kết luận rằng "Những em bé chưa từng một lần được ngủ cùng bố mẹ có xu hướng ít hạnh phúc hơn, hay giận dữ và có nhiều nỗi sợ hãi hơn trẻ được ngủ cùng bố mẹ".

8. Ít khi cảm thấy căng thẳng, lo âu

Nhiều năm nghiên cứu, chuyên gia tâm thần học trường Havard, Michael Common, thấy rằng các em bé ngủ riêng thường đối mặt với nguy cơ đột tử và stress. Các em bé ngủ chung giường cùng bố mẹ có sự hài hòa tâm lý với mẹ. Sự gần gũi mẹ con giúp điều hòa hơi thở, tình trạng giấc ngủ, nhịp tim và thân nhiệt của trẻ. Những em bé bị bỏ cho khóc một mình sẽ gia tăng nồng độ hormone cortisol, tổn hại đến sự phát triển não bộ, dễ bị ảnh hưởng bởi stress hơn, dễ ốm hơn và bình phục chậm hơn nếu ốm.

Kiến thức vệ sinh trẻ sơ sinh đúng cách

Bạn đã chuẩn bị đầy đủ các kiến thức về vệ sinh cho con?

Sau đây, tôi xin gửi đến chia sẻ của các bác sĩ tại bệnh viện nhi các kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách như sau:

1/ Làm sạch vùng đeo tã, bỉm
Mỗi khi thay tã cho bé, điều quan trọng nhất là phải làm sạch phần mông của bé để tránh phát ban và nhiễm trùng. Hãy dùng khăn mềm, sạch để lau chùi cho bé. Nếu bé đi ị, tốt nhất bạn nên dùng nước để rửa khu vực này và làm khô đúng cách trước khi thay tã hoặc bỉm mới.



2/ Làm sạch mũi

Bạn có thể sử dụng tăm bông để lau mũi cho trẻ. Để làm sạch sâu bên trong mũi, bạn có thể nhúng tăm bông vào nước và làm sạch lỗ mũi trẻ nhẹ nhàng. Trong trường hợp trẻ bị nghẹt mũi, hãy dùng xi-lanh bằng cao su và dung dịch nước muối pha loãng để rửa mũi cho trẻ, cũng như làm sạch các chất nhầy trong khoang mũi.
Thao tác rửa mũi cho trẻ sơ sinh cũng khá đơn giản. Trước tiên, bạn nhỏ một ít dung dịch nước mũi vào lỗ mũi bị tắc. Nhẹ nhàng cho ống vào mũi, bóp ống nhẹ nhàng để hút chất nhầy ra ngoài cho đến khi mũi được thông.



3/ Làm sạch tai

Bạn không nên nhét bất cứ vật gì vào ống tai của bé, ngoại trừ sử dụng tăm bông để vệ sinh tai cho trẻ. Tuy nhiên, chú ý chỉ vệ sinh ở phần vành tai và lau nước lọt vào tai trẻ. Tuyệt đối không cho tăm bông vào sâu bên trong lỗ tai. Bên cạnh đó, chú ý không lấy hết ráy tai vì ráy tai chứa các chất kháng khuẩn và diệt côn trùng nhỏ tấn công sâu vào bên trong tai trẻ.


4/ Làm sạch rốn

Rốn là bộ phận nhạy cảm của trẻ sơ sinh và dễ bị nhiễm trùng. Đặc biệt là trong những tháng đầu tiên sau khi trẻ sinh, mẹ cần vệ sinh vùng rốn của trẻ sạch sẽ vì khu vực này trũng và dễ giữ vi trùng, vi khuẩn gây hại cho trẻ.
Tăm bông là dụng cụ vệ sinh rốn trẻ tiện lợi và an toàn nhất. Đơn giản, bạn chỉ cần dùng tăm bông thấm hết phần nước và đẩy nhẹ bụi bẩn cũng như vẩy rốn ra ngoài.



5/ Làm sạch móng tay

Móng tay và móng chân của trẻ đã mọc đầy đủ trong quý cuối của thai kỳ. Khi ra đời, móng thường đã dài và cần được cắt tỉa ngay. Sau đó, móng của trẻ vẫn tiếp tục dài và cần được cắt thường xuyên.


Bạn không nên dùng dụng cụ cắt móng của người lớn cho trẻ con, và càng không nên dùng kéo to hoặc dao sắc nhọn để cắt móng cho bé. Tốt nhất, bạn nên sử dụng dụng cụ cắt móng dành riêng cho trẻ sơ sinh để đảm bảo an toàn cho con mình.

Vệ sinh trẻ sơ sinh là một việc rất quan trọng giúp bé khỏe mạnh không nhiễm các bệnh.

Chăm sóc trẻ sơ sinh trong ngày đầu tiên

 Mẹ biết cách chăm sóc con sau sinh trong ngày đầu tiên

Mọi người luôn cho rằng trẻ sơ sinh đơn giản lắm, rằng chúng suốt ngày chỉ ăn, ngủ, rồi đi vệ sinh, rồi lại lặp lại vòng tuần hoàn ăn – ngủ – đi vệ sinh đó. Nghe thật là đơn giản và nhàn nhã. Nhưng sinh con ra rồi mới biết, mọi chuyện rối tung lên chứ chẳng đơn giản như mẹ từng nghe.

Với mẹ thì chăm sóc trẻ sơ sinh chưa bao giờ là nhiệm vụ đơn giản, ngay cả đối với những bà mẹ đã có kinh nghiệm. 24 giờ đầu tiên mẹ chăm bé ở nhà quả thực là 24 giờ dài đằng đẵng và kinh khủng nhất đời mẹ. Những thiên thần bé nhỏ nhưng đầy quyền lực kia, chỉ khóc một tiếng thôi là biết bao nhiêu người lo lắng. Mẹ mới sinh càng thêm căng thẳng vì lóng ngóng không biết xử trí ra sao. Rồi biết bao vấn đề như con thức chơi đêm, con bị trớ, con không bú mẹ, con mấy ngày không đại tiện… Những vấn đề chẳng biết khi nào mới kết thúc để mẹ được một ngày nghỉ ngơi.

Mẹ hãy chuẩn bị tâm lý cùng kiến thức thật kỹ càng, để 24 giờ đầu tiên hai mẹ con ở cùng nhau tại nhà sẽ trở thành trải nghiệm đáng nhớ chứ không khủng khiếp nhé.

1/ Thói quen bú sữa của bé

Dạ dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ. Dạ dày của trẻ chỉ có thể chứa được 30 – 90ml sữa mỗi cữ bú, và cứ 2-3 tiếng bé sẽ bú một lần. Tùy từng trường hợp sẽ có bé bú nhiều hơn hoặc ít hơn.

Mẹ cũng cần chú ý đến dấu hiệu bé đói. Một số bé khóc rất to, một số khác lại chỉ mút tay, chép môi, quay đầu tìm sữa mẹ.

Trong vài ngày đầu tiên sau sinh, trẻ sơ sinh sẽ giảm khoảng 7% trọng lượng cơ thể. Đây là điều hoàn toàn bình thường do bé thải phân su (chất cặn bã tích tụ trong bụng khi bé ở trong tử cung của mẹ). Mẹ đừng vì thấy bé giảm cân mà cố ép bé bú nhiều hơn lượng sữa bé cần nhé. Nên nhớ dạ dày của bé rất nhỏ, bé không có khả năng bú nhiều như mẹ nghĩ đâu.




Trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều, thậm chí ngủ quên ăn. Nên mẹ cứ cách 2-3 tiếng phải đánh thức bé dậy bú, nếu không bé đói sẽ bị hạ đường huyết. Khi đánh thức bé, tuyệt đối không lay người bé, vì có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh non nớt của bé. Thay vào đó, mẹ cù chân nhẹ nhàng để bé thức giấc. Một lưu ý nữa là tuyệt đối không để bé vừa ngủ vừa bú, và không bú nằm vì sẽ khiến bé sặc rất nguy hiểm.

Trẻ sơ sinh cần được ợ hơi sau mỗi cữ bú để không bị khó chịu trong bụng. Cách đơn giản nhất cho bé ợ hơi là mẹ bế bé lên tựa vào vai mình, một tay đỡ mông chân bé, tay kia vỗ nhẹ lên lưng bé.

Bé sơ sinh cũng hay bị nấc. Mẹ đừng quá hoảng hốt vì đây là hiện tượng bình thường do các cơ quan của bé chưa hoàn thiện như người trưởng thành. Nôn trớ cũng vậy, mẹ đừng quá lo lắng nhé. Nếu bé nôn trớ nhiều kèm khóc liên hồi không dứt thì mới phải đưa bé đến bệnh viện.

2/ Thói quen vệ sinh của bé

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sẽ thay khoảng 5 chiếc bỉm/ tã ướt một ngày. Trẻ bú sữa công thức có thể thay bỉm/ tã nhiều hơn, khoảng 5-10 cái mỗi ngày.

Trẻ bú sữa mẹ có xu hướng đại tiện nhiều hơn trẻ bú sữa công thức. Do chất dinh dưỡng trong sữa công thức tiêu hóa lâu hơn, nên trẻ bú sữa công thức đại tiện ít hơn. Trẻ bú sữa mẹ thường đại tiện 4 lần hoặc nhiều hơn, trong khi đó trẻ bú sữa công thức đại tiện khoảng 1-3 lần tùy từng bé.

Lần đại tiện đầu tiên của bé, bé sẽ đại tiện ra phân su – phân có màu đen xanh và dính. Khoảng 3 ngày sau sinh, phân của bé có hạt lợn cợn, dân gian hay gọi là phân hoa cà hoa cải. Nếu phân của bé có chứa chất nhầy màu trắng hoặc sọc hoặc đốm màu đỏ, mẹ cần đưa bé đi khám vì đây có thể là dấu hiệu n guy hiểm.

Trẻ bú sữa mẹ thường đi phân lỏng hơn trẻ bú sữa công thức. Điều này khiến nhiều mẹ chưa có kinh nghiệm nhầm lẫn với việc bé bị tiêu chảy. Mẹ nên nhớ không tùy tiện chẩn đoán, tự ý mua thuốc cho con uống. Luôn luôn phải thực hiện theo chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa.

Chăm sóc con mẹ phải thật cẩn thận vì đây là giai đoạn con thích nghi với thế giới bên ngoài.

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016

Thời điểm nào bạn nên chia tay

Hôn nhân không thể tránh khỏi những thời điểm gặp trục trặc

Có những điều bạn nên vượt qua bảo vệ tình yêu, nhưng cũng có những thời điểm bạn nên chấp nhận thực tế mối quan hệ này không thể bền vững và nên chấm dứt sớm để hai bên bớt đau khổ.



5 thời điểm tốt hơn nên chia tay sớm bớt đau khổ

1/ Không quan tâm và không coi trọng nhau

Tại sao phải cố gắng níu kéo một người đã không còn muốn gắn bó với bạn? Nếu bạn quan tâm đến bạn đời, nỗ lực để níu kéo hôn nhân nhưng anh ta dửng dưng và thực sự không còn bận tâm tới gia đình này nữa, dù không muốn nhưng tốt nhất bạn nên ly hôn, chia tay để tìm cho mình một người khác biết trân trọng tình cảm hơn.

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016

Bí quyết giữ lửa cho tổ ấm gia đình

 Sau nhiều năm lấy nhau, bạn đã bao giờ để ý đến câu từ nói chuyện với chồng?

Theo khảo sát thì các ông chồng rất thích nghe những lời ngọt ngào, vì thế hãy dành cho anh ấy những lời khen đơn giản để trấn an họ và giúp họ biết rằng họ quan trọng với bạn đến nhường nào.
Sau đây là những lời khen dành cho chồng mọi phụ nữ nên áp dụng để khiến tình cảm vợ chồng trở nên tuyệt vời hơn:


 
1/ Anh thực sự rất đẹp trai/phong độ/đàn ông/ mạnh mẽ

Rất nhiều đàn ông tỏ ra không quan tâm tới vẻ bề ngoài nhưng thực ra họ rất thích được khen mình đẹp trai. Nếu anh ấy không thực sự có vẻ ngoài bắt mắt, hãy khen ngợi sự phong độ, ga lăng, sự đàn ông, mạnh mẽ của anh ấy. Đừng cố khen đẹp trai nếu vẻ ngoài của anh ấy không đúng như vậy vì điều đó có thể khiến anh ấy nghĩ rằng bạn đang… cười nhạo chồng.

Khi chồng bạn mất thời gian để sửa soạn đi đâu đó, anh ấy bước ra với vẻ ngoài bảnh bao, nhớ đừng quên khen ngợi dù đó chỉ là lời khen về chiếc quần thật hợp, mái tóc thật trẻ trung hay chiếc áo làm anh đĩnh đạc lên nhiều…

Khi bạn khen chồng, bạn sẽ thấy, anh ấy chắc chắn sẽ lặp đi lặp lại phong cách từng nhận được lời khen từ bạn. Điều đó có nghĩa, anh ấy rất coi trọng ý kiến của bạn.

2/ Em yêu những gì mà anh làm cho gia đình này

Ngay cả khi bây giờ, xã hội và gia đình bình đẳng nam – nữ nhưng đàn ông vẫn luôn muốn mình là người chính đóng góp cho gia đình. Nếu nghe vợ khen ngợi về những gì mình làm cho người thân yêu, chồng bạn chắc chắn rất hạnh phúc. Hãy nói những lời khen ngợi và đánh giá cao những gì anh ấy làm.

3/ Anh là một người cha tuyệt vời

Bình thường, vợ là người có vai trò quan trọng đối với các con nhưng chồng bạn cũng rất muốn được thừa nhận mình là người cha tốt với các con. Hãy nói với anh ấy bạn nhận ra anh là một người cha tuyệt vời và các con cũng rất trân trọng điều đó. Không có gì thúc đẩy trách nhiệm và ý thức của đàn ông hơn là việc khiến anh ấy thấy mình thật vĩ đại.

4/ Anh thực sự rất giỏi trong việc khiến em cảm thấy mình như một bà hoàng

Khi bạn khen ngợi những việc cụ thể chồng của bạn làm cho bạn, nó có nghĩa là rất nhiều. Nó cho thấy anh ta rằng bạn nhận thấy những điều nhỏ nhặt anh ấy làm, và bạn muốn anh ta tiếp tục làm như thế.

Về phía bạn, bạn nghĩ chuyện đặt vợ lên trên công việc, bạn bè, thậm chí là những thói quen, các hoạt động yêu thích khác là điều đương nhiên mà các ông chồng nên làm. Thế nhưng với nam giới, đôi khi để làm được điều đó rất khó khăn. Vì thế, khi anh ấy cố gắng gạt các yếu tố khác sang một bên để làm điều gì đó vì bạn, hãy cảm ơn và khen ngợi anh ấy về điều đó. Khi bạn đánh giá cao điều này, anh ấy sẽ có thêm động lực để tiếp tục làm như vậy



5/ Anh khiến em cảm thấy yêu anh nhiều hơn

Điều quan trọng là một người đàn ông là cảm thấy như mình là hấp dẫn đối với vợ. Nó có ý nghĩa nhiều hơn là việc khen anh ấy đẹp trai. Khi bạn nói anh khiến em muốn yêu anh nhiều hơn, bạn đang chứng tỏ bạn cần và khao khát anh ấy đến nhường nào. Không nghi ngờ gì nữa, anh ấy sẽ “sướng phát điên” lên.

Sau nhiều năm bên nhau, có thể đôi lúc hai vợ chồng nhạt nhòa trong tình cảm. Do đó, chỉ một câu nói này của bạn có thể làm thổi bùng lên ngọn lửa tình tưởng đã lụi tàn trong mỗi người.

6/ Anh là người mang tới hạnh phúc cho em

Cũng tương tự như điều bên trên, câu khen này chẳng những khiến chồng bạn cảm thấy tự hào về việc mình làm được mà còn thấy cần phải yêu vợ nhiều hơn nữa. Chẳng có gì dễ dàng như nói một lời khen và nhận về được tình yêu.
Nên đưa ra một lời khen dành cho chồng là một cái gì đó mà không mất nhiều thời gian và khá đơn giản để làm. Hãy thử bắt đầu và kết thúc một ngày của bạn với một lời khen với chồng và thấy sự khác biệt nó làm cho cuộc sống của họ.

Những tháng ngày sinh mổ chào đón con yêu

Tôi sắp chào đón con đến với thế giới này!
 
Bác sĩ quyết định tôi phải sinh mổ, tôi đã nghĩ rất đơn giản thế này: “Ngủ một giấc, tỉnh dậy có ngay một đứa con đáng yêu, sướng quá còn gì”. Nhưng sự thật không bao giờ dễ dàng như thế. Chồng tôi đã xin vào phòng mổ để được chứng kiến giây phút con chào đời, nhưng anh ấy đã thấy cảnh ruột của tôi bị kéo ra ngoài, sợ và xót đến nỗi khóc thành tiếng. Còn tôi ư, có nhiều trải nghiệm khó lòng quên được ở một ca sinh mổ!


1. Rất lạnh
Phòng sinh lạnh, rất lạnh. Tôi nằm đó mà cảm tưởng như mình bị đẩy về phía Nam cực hay Bắc cực rồi. Tôi liên tục run rẩy và nghĩ rằng, bác sĩ gây mê đã quên mình rồi. Trời ơi, có khi nào khi ra khỏi phòng mổ, tôi sẽ bị liệt cả hai chân vì đã chịu lạnh quá lâu không?

2. Bạn sẽ cảm thấy được tất cả mọi thứ
Bạn sẽ không cảm thấy đau, nhưng cảm giác khi người ta đem con ra khỏi người mình có thể cảm nhận được rất rõ. Ối. “Có thể có một chút áp lực nhẹ”, tôi nghe bác sĩ nói như thế, và rồi, cảm giác như thể một trái bowling nặng trịch nhấc khỏi cơ thể không hề nhẹ đâu bác sĩ à.

3. Đừng ngại thuốc giảm đau
Phải, sau khi sinh con thành công, tôi cảm thấy rất nhẹ nhàng và khỏe khoắn, thì ra không có gì ghê gớm như người ta vẫn nói. Và “bùm”: hết thuốc mê. Cơn đau xuất hiện một cách đột ngột và làm tôi điêu đứng. Đau, đau lắm. Thực tế là bụng tôi đã bị mổ ra rồi khâu lại cơ mà, da thịt nào chịu nổi chứ?



4. Khó biểu cảm
Nghe một câu chuyện vui và cố không cười, chỉ nhếch mép thể hiện mình có khiếu hài hước là một trong những thử thách hằng ngày. Bởi lẽ, sau khi sinh mổ, hắt hơi, ho và cười đều đem đến những cơn đau khủng khiếp.
Bởi thế, trong những tháng ngày đó, tôi đã nhận ra một chân lý rằng: “Làm bạn với những người vui tính rất là tốt, nhưng không nên gặp họ sau khi sinh mổ”. Trong trường hợp người vui tính đó là chồng mình, tôi nghĩ cánh phụ nữ nên có biện pháp cảnh cáo và trừng phạt để tránh rơi vào thảm kịch “vừa cười vừa đau”.

5. Chuyện đi ngoài là bi kịch
Suốt 7 ngày sau khi sinh mổ, tôi không thể đi ngoài được. Bạn có thể tưởng tượng nổi tình cảnh bao nhiêu chất xơ dồn ứ trong ruột không?

Sau đó tôi đã phải nhờ can thiệp y tế và ngồi đồng trong toilet hơn 50 phút để giải quyết hàng tồn đọng. Nếu không, không biết tôi sẽ phải chịu đựng cô nàng táo bón đỏng đảnh đến khi nào nữa.

6. Khu vực quanh sẹo không có cảm giác
Khu vực quanh vết sẹo mổ của tôi sẽ không bao giờ có được cảm giác nữa. Ở đó có rất ít dây thần kinh và đương nhiên nó sẽ không bao giờ lành lặn lại được. Cùng với những vết rạn da còn mờ mờ, vết sẹo mổ là một trong những “nhân chứng” cho việc làm mẹ của tôi.
Đúng là có nhiều điều không hề mong muốn phải gánh chịu khi sinh mổ thật, nhưng tôi đã có một đứa con đáng yêu. Điều này có thể bù đắp cho tất cả.
Sinh mổ hay sinh thường đều có những phút giây đáng trân trọng. Mong con yêu đến với thế giwois này bình an.